Có một cơn ác mộng khủng khiếp của tuổi trẻ mang tên THẤT NGHIỆP
Tình trạng ” thừa thầy – thiếu thợ” vẫn hiện hữu quanh chúng ta hàng ngày, hàng giờ ở bất kỳ công việc nào
Người ta thường có câu: Giảng đường luôn đủ sức để vỗ về những giấc mộng nhưng cuộc đời không đủ lòng từ bi để hát mãi những lời ru. Bạn đang trong giai đọan bế tắc vì rải hồ sơ xin việc mãi mà không một ai gọi, đi phỏng vấn khắp nơi mà không có một công ty nào có chỗ cho mình dừng chân. Bạn hiện tại không biết phải làm gì hoặc cảm thấy bối rối mù mịt khi nghĩ về những ngày tháng sắp tới. Nhưng có bao giờ bạn nhìn lại xem tại sao rất nhiều việc làm từ làm chính đến đi làm thêm mà mình vẫn đang loay hoay tìm kiếm.
Trong những năm gần đây, tình trạng thất nghiệp khi ra trường của sinh viên tăng đến chóng mặt. Thậm chí sinh viên đã ra trường được hai ba năm rồi vẫn chưa tìm được việc làm, hay tìm được việc lại không đúng ngành nghề mình học. Theo thống kê cho thấy năm 2017, sẽ có 200.000 người thất nghiệp khi có trình độ đại học. Vậy tại sao sinh viên lại thất nghiệp khi ra trường?
Lý do ở chỗ, sinh viên bây giờ có kiến thức nhưng không có kĩ năng, những kỹ năng cơ bản khi làm việc nó vẫn còn nằm trên trang giấy. Các bạn đổ xô nhau đi học bằng này bằng kia, khóa học này khóa học kia vì nghĩ rằng các nhà tuyển dụng chỉ tuyển những người có năng lực chuyên môn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng a,b,c…. mà không biết rằng các công ty luôn chú trọng đến kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tư duy làm việc, khả năng lập kế hoạch mục tiêu…. Ngoài ra, nhiều bạn không chịu đi làm các công việc part – time để lấy kinh nghiệm trước khi chính thức cầm tấm bằng đi xin việc sau này.
Đó cũng không hoàn toàn là lỗi do bản thân sinh viên mà cơ bản nhất vẫn là khâu đào tạo. Các trường học tổ chức hướng nghiệp cho học sinh quá sơ sài dẫn đến tình trạng nhiều bạn sinh viên đăng kí theo ngành nghề mà mình không thích và đam mê. Họ chỉ học để lấy tấm bằng ,chẳng mấy mặn mà và dành rất it thời gian để học. Khi đào tạo cũng có quá ít thời gian dành cho trải nghiệm công việc thực tế, kiên thức nằm trên trang giấy từ lúc khai giảng cho đến khi bế giảng. Nên ra trường họ không có kiến thức cũng không có kinh nghiệm càng không thể phát huy năng lực của mình.
Cầm bằng giỏi đỏ chót vót trên tay, nhưng 4,5 năm đi học đại học bạn chưa một lần đi thực tập, chưa một lần thực hành những cái gì mình đã học,chưa một lần đi làm thêm đẻ lấy kinh nghiệm thực tế đã vậy kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp còn rất kém. Bạn chỉ cắm đầu cắm cổ vào nhứng cuốn sách vở trong khi nhà tuyển dụng bây giờ đâu đâu cũng đòi hỏi kinh nghiệm một vài năm. Và khi ra trường bạn không dám đối mặt với thách thức ở những vị trí khó khăn để lấy kinh nghiệm, mà bạn muốn tìm một công việc đúng ngành, lương cao và nhàn hạ.Đó chính là lí do sinh viên đua nhau thất nghiệp.
Tôi có quen một cô bạn tên H lúc đi làm thùng một nhà hàng, từ năm nhất H đã đi làm thêm ở một cửa hàng bán quần áo ở Time city. Lúc ra trường, giám đốc đã mời H về làm quản lí cho cửa hàng H đã làm với mức lương khởi đầu là 8 triệu. Đối với sinh viên mới ra trường đó là một số tiền quá lớn đẻ ước ao, nhưng H vẫn lưỡng lự không làm. Theo ý kiến riêng thì bố mẹ H muốn bạn ấy làm đúng ngành học trong khi H học ngành công nghệ thực phẩm. Đấy cũng là lí do ra trường gần một năm rồi H vẫn đang loay hoay quanh quẩn với mớ hồ sơ xin việc mà không biết đi đâu về đâu.
Hay chị T ở cùng phòng tôi, ra trường với tấm bằng giỏi của ngành kế toán. So với các ngành khác kế toán là một ngành khá phổ biến với lượng sinh viên quá nhiều nên xin việc phải bon chen rất nhiều. Chị T xin vào làm kế toán siêu thị nhưng họ không nhận vì chị ấy nói lơ lớ giọng địa phương và ngoại hình không được như họ mong muốn. Xin vào phục vụ nhà hàng làm được một thời gian tôi lại thấy chị ấy nghỉ, vì chị ấy bao làm lương đã thấp còn lắm quy định, thời gian quá gò bó. Đấy là tâm lí chung của sinh viên mới ra trường, ai cung muốn tìm một công việc hành chính, nhàn hạ, không muốn đi lên từ số lương ít ỏi. Nhưng cái gì cũng phải có cái giá của nó, không thể mới ra trường mà bạn đã muốn ngồi ngay vị trí tổ trưởng ,quản lí….. Nếu bạn còn mang tâm lí thoải mái như thời còn là sinh viên, muốn có thời gian đi chơi, thời gian tụ tập bạn bè thì bạn sẽ chẳng bao giờ xin được công việc gì ngoài công việc ăn không ngồi rồi.
Nhiều trường hợp gia đình còn có tư duy vào biên chế, công chức nhà nước và sau khi học xong bạn cứ nằm nhà chờ đợi để có một chân vào trong đó nên đã bỏ rơi rất nhiều cơ hội tốt để vào những công ty tư nhân, công ty nước ngoài mà đáng lẽ ra bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ đó.
Lại nói đến hội nhập, đã hội nhập thì phải cần tiếng anh – nó chính là tấm vé thông hành cho tất cả các ngành nghệ hiện nay. Biết điều đó tại sao các bạn không bỏ thời gian đi học, trau dồi kiến thức cho bản thân. Để khi ra trường cơ hội vào các công ty chuyên nghiệp, với các vị trí phù hợp với những mong ước của bản thân.
Nhưng không phải mọi lỗi lầm đều từ người xin việc, mà các nhà tuyển dụng việc làm cũng có trách nhiệm trong vấn đề này. Tại sao các công ty đưa ra yêu cầu đầu tiền khi tuyển dụng là ” kinh nghiệm”, nếu vậy các bạn sinh viên mới ra trường sẽ rất khó khăn để tiếp cận với công việc, rồi lại yêu cầu ” ngoại hình” trong khi vị trí công việc đó không quá coi trọng đến ngoại hình,… và hàng loạt các yêu cầu quá khắt khe cho một sinh viên mới ra trường. Phải chăng tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay mà các nhà tuyển dụng thừa cơ đặt ra quá nhiều yêu cầu và nó đang làm khó cho các bạn sinh viên khi đi tìm việc làm.
Tóm lại thất nghiệp là vấn đề nhức nhối, gây ám ảnh rất nhiều đến người xin việc, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Điều mà các bạn cần làm chính là không ngừng học hỏi ,không ngừng cố găng tìm kiếm cơ hội và nâng cao thực lực của ban thân để đối đầu với cơn bão thất nghiệp .Mọi khó khăn sẽ qua đi và một công việc tốt sẽ chờ đợi các bạn. Tôi muốn dành tặng câu này cho các bạn :”Khi cây lúa chín nó cúi đầu “,”Mọi dòng sông đều chảy về biển lớn.Vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông”.