Các kĩ năng cơ bản để xin việc thành công 100%
Kỹ năng xin việc luôn là chìa khóa đầu tiên để bạn bước vào tương lai với công việc mơ ước.
Ở tuổi 22, tôi ra trường và bắt đầu vật lộn với quá trình tìm việc. Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm công việc hiện tại, tôi cũng không thật sự biết mình phải làm gì với bản thân. Lúc đấy tôi ước rằng ai có thể nói cho tôi những kinh nghiệm và lời khuyên bắt đầu sự nghiệp mà sau mấy năm tôi gom góp được sau đây:
Xin việc luôn là một ”cửa ải” không dễ vượt qua đối với các bạn sinh viên vừa bước chân ra khỏi cánh cổng trường Đại Học sau bao nhiêu năm phấn đấu để kiếm bằng cử nhân loại khá giỏi. Các công ty, nhà tuyển dụng việc làm yêu cầu rất khắt khe về cả kĩ năng cứng lẫn kĩ năng mềm. Để tìm được một công việc đúng ngành đúng nghề, bạn cần phải có một kho tàng các kiến thức về kĩ năng cứng và kĩ năng mềm khi đi xin việc.
Kĩ năng cứng là gì? Là trình độ chuyên môn của bạn. Sự non nớt về thiếu kinh nghiệm hay thiếu tự tin về kiến thức, kỹ năng sẽ là một trở ngại lớn cho bạn. Trình độ chuyên môn của bạn càng cao, cơ hội xin được việc của bạn càng lớn. Không nhà tuyển dụng nào từ chối một ứng cử viên cầm bằng cử nhân loại giỏi trong tay trong khi tiếp nhận một ứng cử viên chỉ có bằng loại trung bình, thậm chí yếu kém. Nhưng chừng đó là chưa đủ để bạn có được một vị trí việc làm tốt, vì các nhà tuyển dụng luôn muốn nhân viên của họ có các kỹ năng thực tế, kỹ năng mềm để bạn sẽ bộc lộ được hết khả năng sau khi được nhận vào làm chứ không phải chỉ là tấm bằng và bảng điểm đẹp.
Dưới đây là 8 kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng việc làm tìm kiếm nhiều nhất ở các ứng viên:
1. Tinh thần làm việc cao
Bạn có phải là người có động lực và dồn tâm sức để hoàn thành công việc, cho dù đó là việc khó? Liệu bạn có tận tâm và luôn muốn làm việc một cách tốt nhất? Công ty luôn tìm kiếm những người bất chấp khó khăn để hoàn thành công việc mọt cách xuất sắc. Thấy công việc khó mà bạn đã từ chối không thể làm, nếu công ty ai cũng như bạn thử hỏi công ty còn tồn tại được trong khi gặp một loạt rắc rối nhưng không thể tìm được cách khắc phục? Như vậy, khi đi xin việc, bạn nên cho các nhà tuyển dụng việc làm thấy rõ mình là một người có tinh thần làm việc cao.
2. Kỹ năng giao tiếp tốt
Bạn có phải là một người nói năng mạch lạc, khúc chiết và biết lắng nghe người khác? Bạn có thể diễn tả tình huống và những nhu cầu của bạn theo cách tạo ra được cầu nối với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác? Nếu bạn có những điều này, bạn đã gây ấn tượng xuất sắc trong con mắt của các nhà tuyển dụng. Công ty luôn cần có những nhân viên có khả năng giao tiếp tốt trong mọi tình huống, trong những vụ hợp tác làm ăn… cũng như mỗi đất nước đều cần có ban Ngoại giao. Hãy tự rèn luyện cho mình một kĩ năng giao tiếp thật tốt trước khi đi xin việc.
3. Khả năng quản lý thời gian:
Nếu bạn không biết cách quản lí thời gian, liệu bạn có thể hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất, đạt hiệu suất cao nhất ? Công ty không bao giờ muốn tuyển dụng nhân viên lề mề làm việc chậm chạp mà biết sắp xếp công việc phù hợp và xử lí nhiều công việc một lúc. Để thể hiện được điều này, bạn tuyệt đối phải đi đúng giờ khi đi phỏng vấn xin việc.
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ? Khi công ty có việc đột xuất, nếu bạn có thể xử lí chứng tỏ bạn là một nhân viên giỏi, rất giỏi. Nếu bạn cứ ỷ lại không biết hướng giải quyết hay không muốn giải quyết, đẩy trách nhiệm sang cho người khác, bạn là nhân viên tồi và công ty không cần một nhân viên vô trách nhiệm như thế.
5. Có tinh thần đồng đội:
Bạn có thể làm việc tốt khi ở trong đội/nhóm không? Ông cha ta có câu : ”Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Nếu bạn biết đoàn kết, có thể làm việc một cách hòa thuận trong nhóm/ trong đội thì năng suất ,hiệu quả công việc sẽ được nâng cao một cách rõ rệt. Nếu tất cả các nhân viên làm việc trong công ty không thể làm việc trong nhóm, thử hỏi: một công việc sẽ có bao nhiêu hướng giải quyết? Mọi người có đồng lòng cùng làm theo một hướng hay tách rời? Tất nhiên là tách rời. Như vậy, công ty sẽ lục đục nội bộ gay ra nhiều tranh chấp khiến hiệu suất công việc giảm sút.
6. Tự tin:
Bạn có thực sự tin tưởng là mình sẽ làm được việc? Bạn có tạo được cho những người xung quanh sự tin tưởng? Bạn có sự dũng cảm để đưa ra những cần hỏi cần thiết và thoải mái trình bày các ý tưởng mà bạn có? Nếu thực sự như vậy, tôi khẳng định rằng bạn thật tuyệt vời. Các công ty luôn luôn cần một nhân viên tự tin trong mọi mặt, luôn là chính mình. Có tự tin bạn mới có thể hoàn thành công việc một cách xuất săc, có tự tin bạn mới được đồng nghiệp yêu mến, có tự tin bạn mới thể hiện được các tính của mình, thể hiện được ” chất xám ” của mình.
7. Khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình:
Bạn có biết cách xử lý những lời phê bình, chỉ trích? Bạn có phải là một người có thể được đào tạo và cởi mở với sự học hỏi và phát triển, với tư cách một cá nhân cũng như một người chuyên nghiệp? Nếu bạn tự ái khi nghe cấp trên phê bình hay ”có sai mà không biết sửa” , bạn sẽ lập tức bị đuổi việc. Bạn có làm sai, gây mất mát cho lợi ích công ty thì mới bị cấp trên trách phạt. Nếu bạn cứ tái diễn tức bạn tiếp tục gây thiệt hại cho công ty thì công ty có cần bạn nữa không? Không bao giờ. Hãy biết lắng nghe, chấp nhận và học hỏi khi bạn bị phê bình, trách phạt.
8. Bạn có thể thích nghi với những tình huống mới và thách thức mới?
Bạn có chấp nhận sự thay đổi và cởi mở với những ý tưởng mới? Bạn có chịu được những áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống khủng hoảng? Bạn có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực không? Đây là một kĩ năng mềm mà bất cứ nhân viên xin việc nào cũng cần phải có. Nếu bạn không linh hoạt trong mọi tình huống, bạn sẽ tụt lại phía sau, làm việc một cách chậm chạp với hiệu quả rất thấp. Nếu bạn không chịu được áp lực khi làm việc, bạn sẽ phải nộp đơn xin nghỉ việc sớm bởi vì công việc nào cũng có áp lực.
Trên đây là những kĩ năng cần thiết cho người đi xin việc. Nếu bạn chưa có hay có rồi nhưng bạn sử dụng một cách chưa linh hoạt, bạn hãy đọc và tạo cho mình những kĩ năng trên, rèn luyện để có thể thể hiện một cách rõ nét trước mặt các nhà tuyển dụng. Bạn sẽ có được một công việc ưng ý. Chúc bạn thành công.