Đi Làm Quên Không Mang Theo Ý Thức Sinh Viên Khó Mà Thành Công
Hãy chứng tỏ mình là một con người có tránh nhiệm và ý chí phấn đấu vươn lên trong công việc bắt đầu từ công việc làm thêm
Lúc còn là sinh viên, nhiều bạn đã cố gắng tìm cho mình những công việc làm thêm phù hợp để có những trải nghiệm và phí sinh hoạt. Có những bạn làm nhân viên phục vụ ở quán ăn, bán quần áo ở shop thời trang, hay tự mình kinh doanh qua mạng, bạn nào sang choảnh hơn thì tìm được công việc văn phòng đúng với ngành mình đang theo đuổi….Công việc nào cũng vậy, các bạn đừng vội đánh giá rằng tại sao người khác làm được mà mình lại không thể. Làm được hay không chúng ta khoan hãy bàn về trình độ chuyên môn mà là ở thái độ làm việc của các bạn. Nếu thiếu kiến thức chúng ta có thể từ từ học hỏi trong quá trình làm việc, còn thiếu kĩ năng xem như bạn bị đánh trượt từ quá trình tuyển dụng.
1. Không mang theo ý thức khi đi làm.
Nhiều nhà tuyển dụng đã từng thổ lộ rằng cái họ cần trước một ứng viên trước hết là kĩ năng phần mềm, sau đó họ mới quan tâm đến trình độ chuyên môn cao. Mà trên thực tế, các bạn vào công ty không phải là được làm việc liền, các bạn sẽ có một khoảng thời gian đào đạo về kỹ năng và kiến thức. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giao tiếp, kỹ năng của rất nhiều sinh viên khi xin đi việc làm thêm là thật sự báo động.
Ai mà đã làm bên ngành nhân sự thì chắc gặp nhiều trường hợp oái ăm về ý thức của các bạn sinh viên bây giờ. Phải công nhân một điều kĩ năng phần mềm của các bạn trẻ bây giờ quá kém. Đầu tiên chúng ta nói về việc phỏng vấn đi làm thêm thôi. Đi là đi, không đi là không đi. Lúc gọi điện hẹn phỏng vấn thì một dạ hai vâng, em đi. Nhưng công ty đợi mãi, đợi mãi đến cuối ngày vẫn không thấy mặt mũi các bạn đâu. Trong khi không một tin nhắn, không một cuộc gọi thông báo gì hết. Tình trạng này đâu chỉ có một bạn, phải nói là 10 bạn đi phỏng vấn thì được một bạn thông báo đàng hoàng. Đây chính là sự ích kỉ của các bạn, cứ nghĩ đơn gỉan không đi là không đi chả sao cả. Mà các bạn không hiểu được răng dù chỉ là phỏng vấn thôi nhưng công ty cũng cắt cử người ra để nói chuyện với các bạn, cũng mất thời gian và công sức chứ không phải chơi không.
Cách đây không lâu, trên mạng đang dậy sóng khi biết được việc một nam nhân viên mới đi làm mà đã xin nghỉ việc 2-3 tháng. Có những lúc chúng ta sẽ không phân biệt được đâu là chủ đâu là nhân viên. ” Bạn ấy là sinh viên năm 4, cũng từng đi làm ở một vài nơi trước đó. Hôm phỏng vấn bạn ấy khá tự tin và nhiệt tình nên mình nhận bạn ấy vào làm. Thật không ngờ, ngày đầu tiên cũng chính là ngày cuối cùng bạn ấy đi làm. Tôi cũng không biết lúc trước bạn ấy làm thêm công việc khác như thế nào nữa”. Chị H.T nhân sự của công ty chia sẻ.
Đây là đoạn tin nhắn mà bạn ấy tự tin đáp trả lại sếp của mình trước khi nghỉ công việc làm thêm của bạn ấy. Không biết tài năng của bạn ấy như thế nào, nhưng nếu ban ấy cứ khư khư giữ thái độ như thế này thì cả đời bạn ấy cũng không làm được việc gì nên trò trống. Ngay cả những câu chữ trong tin nhắn đã thể hiện được trình độ của bạn ấy. Thật đáng sợ nếu các bạn trẻ bây giờ tự cho mình là giỏi, là năng lực trong khi thái độ chuyên nghiệp cần có khi đi làm lại quá tệ.
Hay là câu chuyện về công ty chuyên về in ấn mà chị L chia sẻ:” Công ty mình chuyên về in ấn nên cũng không coi trọng bằng cấp hay kinh nghiệm gì cả, nhưng phải có kĩ năng thì mới được trọng dụng. Nhưng có một trường hợp em ấy là sinh viên năm 2, cậy mình là em họ của sếp đi làm mà chả xem ai ra gì. Kĩ năng thì chả có, đi làm chỉ lo bốc phét và tám chuyện. Em ấy thích thì em ấy nghỉ, chả cần xin phép ai. Công ty 8h làm việc thì mãi 10h em ấy mới đến, vì bận lịch học buổi chiều nên em ấy 12 giờ về. Trong khi mình là quản lí mà chưa nhận được một câu xin nghỉ phép hay đi muộn của em ấy. Sau này mình có nói lại với sếp thì sếp lại bảo là em ấy đi gặp khách hàng. Nên mình tức cũng chả làm gì được. Với ý thức của em ấy ra xã hội đủ để bị vùi dập”.
Một bạn sinh viên năm hai chia sẻ.HT:” Mình cũng đi làm thêm ở của hàng này lâu lắm rồi, nhưng chả bao giờ mình xin nghỉ việc. Cùng lắm có việc bận đột xuất mình xin nghỉ 1 ngày thôi, 1 phần vì sợ công việc dồn nhiều quá, một phần vì cảm thấy có lỗi khi khi mình nghĩ là chả có ai làm giúp chị chủ. Vậy nên mình làm đây khá ổn định, chị chủ rất dễ tính và khá thích phong cách làm việc của mình, chắc mình sẽ làm ở đây suốt năm tháng sinh viên còn lại”.
Nếu bạn là một sinh viên đang đi làm thêm thì hãy nhớ muốn xin nghỉ việc cũng không nên nhắn tin, hãy thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp của mình bằng một cuộc gọi điện thoại.
2. Bỏ việc giữa chừng khi cảm thấy chán.
Nhiều bạn sinh viên đi làm thêm ở công ty mà xem như cái chợ. Mới hôm qua còn đi làm đây thôi, mà hôm sau nghỉ không phép. Tôi cũng không gọi điện để xem em ấy như thế nào, nhưng mãi ba ngày sau vẫn không thấy em ấy đi làm lại. Gọi điện thì nhận được tin em tìm được công việc phù hợp với ngành học của em rồi chị ạ, em cứ nghĩ phải báo cho anh nhưng quên mất. Trong khi vì thương các bạn sinh viên đi làm thêm không có tiền, tôi chả giữ ngày lương nào của em ấy cả. Mà em ấy cũng vừa mới nhận lương xong nên nghỉ cũng chả mất mát gì. Có lẽ lần sau tôi phải rút kinh nghiệm hơn trong việc này”. Một chủ shop quần áo bị nhân viên bỏ rơi chia sẻ.
Công việc nào cũng có cái khó khăn của nó, chẳng ai cho không ai bao giờ. Các bạn đừng có mang vác cái ý nghĩ việc nhẹ lương cao khi đi xin việc. Thời gian chính là yếu tố tốt nhất để các bạn thích ứng với môi trường làm việc. Nếu bạn cảm thấy công việc quá áp lực, hay gò bó quá muốn đổi một công việc khác thì trực tiếp nói thẳng với quản lí và bàn giao công việc ổn thỏa cho người mới chứ đừng bao giờ tự nghỉ một cách vô lí.
” Bản thân mình đã đi làm và gặp áp lực với sếp. Mình viết đơn xin nghỉ việc trước 3 tuần, sếp có hỏi lí do và khuyên nhưng mình quyết tâm nghỉ và mất 2 tuần để bàn giao công việc. Sau đó trong buổi tiệc của công ty mình cũng được mời, sếp có nói mình là trường hợp mà sếp cần xin lỗi… Mình đã nghỉ việc trong tâm trạng thoải mái và với công ty cũng vậy”. Sam -sinh viên năm 3 đã từng đi làm telesales cho trung tâm tiếng anh 4 tháng.
3. Đi làm nhưng không phấn đấu
Hình như các sinh viên hiện nay càng ít có niềm tin rằng:” Làm việc chăm chỉ, chu đáo, tử tế ắt sẽ thành công”. Đừng bao giờ nghĩ đi làm đủ giờ, cuối tháng nhận đủ lương là được. Mình đang còn là sinh viên, tuổi trẻ của sự sáng tạo, năng động trong công việc, đừng luẩn quẩn mãi một vòng mà hãy tiến xa hơn. Công việc gì cũng vậy, từ phục vụ bàn cho đến nhân viên văn phòng. Ai có thể nói phục vụ bàn mãi chỉ là môt nhân viên phục vụ. Nếu bạn là người làm được việc, cố găng học hỏi có thể bạn sẽ được làm tổ trưởng hay quản lí. Chả ai muốn vùi dập nếu bạn là một nhân tài.
Nếu bạn nghĩ một công việc part – time chỉ làm cho vui và kiếm tiền đi chơi trong ngày một ngày hai thì quả thực là một sai lầm. Bạn đi làm và bạn làm tốt công việc hơn mức được giao thì bạn hoàn toàn có thể được thăng tiến lên một vị trí tốt hơn mà chẳng cần phải đi tìm bất cứ một công việc nào khác. Hoặc khi làm thêm bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để tự mở cho mình một cơ sở kinh doanh hay thậm chí là một doanh nghiệp. Tôi có một người bạn hiện là sinh viên năm cuối nhưng đã làm quản lý của một cửa hàng. Mặc dù bạn ấy cũng không hẳn quá là tài năng hay giỏi giang nhưng bạn ấy đã gắn bó tại cửa hàng ấy suốt 3,4 năm trời và cấp trên thấy những nỗ lực từ bạn. Cũng nhờ một vài công việc part time mà tôi đã nhận được kha khá lời mời cộng tác đồng thời tôi cũng có những kế hoạch nho nhỏ cho riêng mình trong tương lai.
Cuộc sống này có quá nhiều sự lựa chọn. Vì vậy các bạn sinh viên đi làm thêm thường không ý thức được mục tiêu cho đời mình. Hãy bắt đầu với công việc làm thêm để có nhiều kinh nghiệm sau này xin việc bạn không phải bối rối, bỡ ngỡ. Nhấtt là những việc làm tương ứng với ngành bạn đang đi học, công ty sẽ không mất quá nhiều thời gian để đào tạo. Và quan trọng hơn những cố gắng và thành tựu bạn đạt được khi đó sẽ giúp bạn làm đẹp cv sau khi ra trường.