Bạn muốn được tăng lương, thăng chức thì bạn phải chứng tỏ được bản thân. Trong việc phục vụ nhà hàng thì thái dộ được xem là yếu tố then chốt để trở thành phục vụ tốt còn kinh nghiệm xếp thứ 2 để trở thành một phục vụ chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn trở thành nhân viên phục vụ nhà hàng hội tụ đầu đủ các nhân tố trên thì bạn hãy tham khảo các kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
1. Không nên đi trễ giờ làm.
” Thời gian là vàng bạc” khái niệm đó sẽ đúng trong tất cả công việc, kể cả đây chỉ là một
công việc làm thêm như
nghề phục vụ nhà hàng. Các bạn nên có mặt ở nhà hàng trước giờ làm việc 15 phút, để chuẩn bị cho mình bữa ăn nhẹ lấy sức khỏe, chuẩn bị trang phục cũng như trạng thái thoải mái nhất để bước vào công việc. Nhưng sẽ có những lúc bạn vì một lý do bất khả kháng nào đó mà không thể đến sớm, bạn hãy gọi cho quản lý nhà hàng và xin phép để họ năm bắt được tình hình nhân sự và có sự chuẩn bị tốt nhất cho các nhân sự khác. Tuyệt đối không được nói dối lý do đến muộn vì bạn đến muộn khiến quản lý khó chịu rồi, thêm phần nói dối nữa thì tôi không chắc bạn có thể làm việc được tiếp hay không.
2. Không lý do, tạm gác cái tôi sang 1 bên.
Trong công việc sẽ có lúc bạn làm sai, khi nhận thấy việc phục vụ của mình gặp sai trái tuyệt đối không được cãi lời khách hàng hoặc quản lý, không nên biện hộ lý do này nọ. Bạn cần nhìn thẳng vào việc mình đã gây ra nhận lỗi và lắng nghe nhưng lời khuyên từ quản lý của bạn. Tuy đây chỉ là một công việc part – time, thời vụ nhưng nó sẽ dạy cho bạn rất nhiều điều bổ ích đấy.
Có thể dẫn chứng một việc làm sau đây: “Người phụ nữ đến nhà hàng cùng với con của bà. Đứa trẻ hiếu động làm đổ ly nước. Chiếc ly thủy tinh vỡ. Những gì mình cần làm là xin lỗi, dọn dẹp và mang đến cho đứa trẻ một chiếc ly nhựa khác” – Lỗi do nhân viên không ý thức được việc đưa ly thủy tinh cho trẻ con là rất nguy hiểm cho chính đứa bé và có thể gây thiệt hại cho nhà hàng.
3. Ngay lập tức thực hiện yêu cầu của quản lí
Mỗi bồi bàn có thể được phân công phục vụ một khu vực. Tuy nhiên, vì lợi ích của nhà hàng, và cũng là của từng cá nhân cùng làm việc tại nhà hàng, người quản lý, đôi khi, buộc phải yêu cầu nhân viên mình linh động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong những khoảnh khắc ấy, anh không muốn mình thản nhiên đáp những câu đại loại như: “Đó không phải khách của em!”.
4. Không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc
Quy định này có vẻ khắt khe, bởi mình rất thích nhắn tin, chat chit, và Facebook. Tuy vậy, hai mươi mốt rồi, chẳng phải đã đến lúc mình cần thay đổi, “người lớn” hơn, và trưởng thành hơn đó sao?
Ở một góc nhìn khác, ai đó đã gọi những hành động tương tự thế này là ăn cắp – ăn cắp thời gian. Chúng ta được trả lương để làm việc suốt 4 tiếng, 8 tiếng, hoặc 12 tiếng, không phải để đọc báo, tán dóc, hoặc làm việc riêng. Mà là để phục vụ khách hàng, phục vụ nhà hàng của chúng ta.
Và tất nhiên, khách hàng sẽ không vui nếu vô tình trông thấy mình lơ là công việc, hí hoáy sử dụng điện thoại thay vì luôn sẵn sàng những lúc họ cần gọi thêm rượu, hoặc đóng hộp phần ăn dở dang, v.v…
5. Đề cao tinh thần làm việc nhóm
Trong nhà hàng có nhiều bộ phận đảm trách công việc khác nhau ảnh hưởng trực tiếp tới sự chuyên nghiệp và tăng năng suất công việc. Tuy nhiên mục tiêu chung của mọi bộ phận đều hướng đến tạo niềm vui và sự thoải mái, hài lòng khi khách hàng dừng chân tại nhà hàng dùng bữa. Do đó, các bộ phận phải như những mảnh ghép ghép lại sao cho thật khớp để làm việc một cách chuyên nghiệp nhất dựa trên tinh thần tập thể hay nói cách khác, phải có sự hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau trong công việc.
6. Phục vụ khách hàng là trên hết
Đó cũng là tiêu chí chính và quan trong nhất của
nghề phục vụ nhà hàng này. Nó mang tính đặc trưng, phục vụ nhu cầu thực khách là trên hết. Mọi khách hàng cũng luôn mong muốn được hưởng những dịch vụ tốt nhất khi tới nhà hàng, do đó điều họ cần ở bạn là sự nhiệt tình, thân thiện cũng như sự chuyên nghiệp cần có. Từ những hành động nhỏ phục vụ nhu cầu thực khách cũng sẽ mang lại kết quả hơn cả sự mong đợi từ bạn.
7. Đừng sợ làm sai, biết sửa là tốt.
Đa phần nhân viên phục vụ nhà hàng thường sợ phạm sai lầm vì lúc đó sẽ lọt vào tầm ngắm của vị quản lý, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến lương, thưởng cũng như vị trí trong công việc. Hãy coi việc sai sót là cơ hội để học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm trong công việc. Hãy mạnh dạn hỏi những đồng nghiệp cách giải quyết và khi mọi chuyện đã giải quyết xong, hãy suy ngẫm về chúng sẽ giúp bạn thoát khỏi sai lầm lần sau.
8. Hãy cẩn thận làm việc ở mọi vị trí
Đừng làm những việc chưa đủ hiểu biết, đó là lời khuyên cần thiết cho toàn bộ nhân viên nhà hàng. Hãy chứng tỏ khả năng của mình cho mọi người thấy khi bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Luôn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và trau dồi kiến thức để bạn có bước tiến cao trong công việc. Cơ hội sẽ đến với bạn bất cứ lúc nào.
Nếu bạn hiểu và áp dụng đúng 8 lưu ý trên đây thì tôi cá bạn sẽ trở thành nhân viên phục vụ xuất sắc mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng cần giữ chân và tăng lương cho bạn. Chúc các bạn làm việc tốt!