Những Kết Cục Được Báo Trước Cho Sinh Viên Lười Biếng - Thích Làm Thêm

Những Kết Cục Được Báo Trước Cho Sinh Viên Lười Biếng

Tại sao trong hàng trăm nước, chúng ta vẫn mãi đứng trong top nước nông nghiệp đang phát triển mà không có một dấu hiệu đi lên. Trong khi tất cả các cường quốc đều cố gắng góp sưc mình kéo đất nước đi lên thì chúng ta lại đang cố dìm xuống vì sự lười nhác của thế hệ trẻ. Chúng ta chỉ suốt ngày nằm trong nhà và đổ lỗi cho chính phủ cho nhà nước. Trong khi mình chả làm gì được cho tổ quốc.

Chuyện lười biếng đã không còn là điều xa lạ ở đất nước chúng ta, nhất là thế hệ trẻ sinh viên. Chúng ta có phê bình, có chỉ trích, có kêu gọi nhưng chưa đẩy lùi được sự lười biếng trong mỗi con người. Có thể bạn đang ở 18 tuổi hay 20 tuổi hoặc hơn, rồi có lúc chúng ta cũng phải trưởng thành không thể mãi núp dưới cái bóng của bố mẹ và nhà trường.

Sinh viên chiếm mất một nửa dân số, các bạn chính là trụ cột nước nhà. Là nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú. Nhưng hết đợt sinh viên này đến đợt sinh viên khác đua nhau ra đời để cống hiến cho xã hội mà nước nhà vân trì trệ đến vậy. Có nhiều nguyên nhân là dẫn đến hậu quả này, một trong số đó chính là việc họ lười ra xã hội, lười đi làm thêm để lấy kinh nghiệm của cuộc sống bây giờ.

1. Do lười học, lười suy nghĩ, tiếp thu kiến thức.

Vấn đề này không cần bàn chúng ta cũng đã biết quá rõ, vì mỗi chúng ta chắc cũng đều từng trải qua đời sinh viên. Số lượng sinh viên bị cảnh cáo, buộc thôi học của mỗi trường năm nào cũng đông như kiến cỏ. Theo thống kê sơ bộ tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân thì ở học kì 2 năm 2014-2015, khóa 54 có gần 100 sinh viên bị cảnh cáo, 8 sinh viên bị thôi học.

Trái ngược với vẻ hào nhoáng của các giảng đường đại học với các tri thức miệt mài học tập đó là nhiều sinh viên ngủ, tâm sự, trò chuyện và thậm chí là ổ bài bạc. Nếu trường nào vẫn còn chế độ thi lại thì chúng ta sẽ thấy được số lượng sinh viên đăng kí thi lại còn nhiều hơn thi thật. Thậm chí tôi còn thấy các mỗi trường đều có hẳn một cái group học hộ, lướt qua 10 phút thôi, hàng trăm hàng nghìn bài đăng tìm người học hộ với giá 50.000/ 3 tiết, 100.000/ 6 tiết. Chợt nghĩ sinh viên bây giờ sướng thật, được đi học rồi còn bỏ tiền ra thuê người học hộ. Tại sao các bạn không nghĩ được những sinh viên khác lại biết đi học hộ cho mình để kiếm thêm tiền còn mình lại bỏ ra một số tiền khá lơn chỉ để ở nhà nằm chơi.

Có thể do cuộc sống ngày nay quá sung túc : các bạn chẳng phải làm gì, cũng chẳng thiếu gì từ ăn đến uống, sách vở , học hành….Thành ra lười nhác nó tích tụ ở thâm tâm mỗi bạn sinh viên. Có những bạn thà gặm nhấm những bộ phim tình cảm ướt át ở nhà , có những cuộc chơi thâu đem suốt sáng, có những cám dỗ ngoài xã hội chờ đợi các bạn chứ cũng luời bước chân vào giảng đường. Số lần các bạn vào quán nét nhiều hơn vào thư viện, bộ đồ trang điểm còn nhiều hơn cả số sách vở các bạn mua phục vụ việc học hành.  Muốn kiếm một sinh viên tự giác bỏ ra khoảng 2-3 giờ đồng hồ để tự học ở nhà bây giờ chả khác gì việc “đãi cát tìm vàng”.

Để rồi sau 4 năm vật vã ở trường học, các bạn sẽ ra trường với tấm bằng trung bình và cái đầu rỗng tuếch. Có những bạn học đến tận 8 năm, không khác gì môt sỹ tử trường y để ra trường các bạn luôn phải đi sau bạn bè dù đều cùng xuất phát điểm.

2. Lười vận động, tập luyện thể thao.

Theo một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí Y khoa The Lancet (Anh Quốc) vào năm 2014, có khoảng 1/3 số người trưởng thành trên khắp thế giới mắc “bệnh” lười vận động. Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm những nước lười vận động nhất với chỉ khoảng 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày.

Sinh viên chính là những người có thời gian rãnh rỗi nhiều nhất. Các bạn có thời gian để ngủ đến 12 h cũng không có thời gian dành ra 15p để tập thể dục. Tôi đã từng thấy các cụ, các chú bác dìu nhau ra công viên để tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nhưng bài thể dục đơn giản, những động tác vừa vặn, những bài khiêu vũ sôi động. Nhìn ai ai cũng tràn đầy nhựa sống, trong khi đó các  bạn thanh niên đi tập thể dục cùng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vậy nên người đời đã có câu:” Thanh niên uống trà, người già tập thể dục”đã phản ánh chính xác thói quen lười vận động của các bạn trẻ thời hiện nay.

Tôi thấy hầu hết các bạn đều thích ngủ, có những bạn ngủ đến 11, 12 giờ trưa rồi đi học với lí do ngủ quên sẽ tiết kiệm được một bữa ăn. Nhưng đó là vấn đề các bạn đang chủ quan đến dạ dày của mình. Bên cạnh đó, không ít bạn thích làm “anh hùng bàn phím, “sống ảo” hay lệ thuộc vào công nghệ, rồi quên đi hoạt động thú vị khác ngoài màn hình, trong đó có chơi thể thao. Sự chủ quan này dễ dẫn đến nhiều hậu quả, vì thiếu vận động là tác nhân thúc đẩy các bệnh tim mạch diễn ra sớm.

Vận động mang quá nhiều lợi ích cho chúng ta, sức khỏe dẻo dai, tinh thần làm việc hiệu quả. Những người vận động nhiều thường chịu được cuộc sống áp lực tốt hơn.

3. Lười đi làm thêm, ngại va chạm xã hội

Tôi thấy có rất nhiều bạn sinh viên bây giờ không có tầm nhìn, chỉ lo hưởng bây giờ mà không đầu tư cho tương lai. Có những bạn sinh viên trải qua 4 năm học đại học chưa một lần bước ra khỏi giảng đường để đến với cuộc sống ngoài kia. Các bạn chỉ chăm chăm hưởng thụ cuộc sống an nhàn với số tiền bố mẹ trợ cấp. Chưa một lần ra thế giới va vấp để xem xét nó như thế nào, chưa tự kiếm được đồng tiền nào do chính mình làm ra. Các bạn đã không chịu rèn luyện, không chịu đi làm thêm, để biến ước mơ thành sự thật, mà chỉ muốn tự nó đến vởi mình. Nói một cách dễ hiểu là sau này lớn lên tự khắc sẽ trở thành bác sĩ, giám đốc, không cần khổ luyện gi hết.

Chúng ta luôn sống trong những suy nghĩ vẩn vơ như nào là Bill Gate bỏ đại học mà văn thành tỉ phú, rồi thì ông kia bà nọ không học đại học, đi làm luôn mà sau này vẫn giàu có vương gỉa. Nhưng họ nào có biết đâu, những con người tỉ phú đó, họ bỏ học là vì họ quá thông minh, tài năng đến độ biết hết những gì mà trường lớp sẽ dạy họ. Họ buộc phải lao ra trường đời, để học những bài học kinh nghiệm mới lạ hơn so với các lí thuyết trong sách vở đã đọc. Trong khi mình là một sinh viên trường quốc gia này nọ, quá dễ để kiếm được một công việc tương xứng. Đi làm làm gì, tuổi trẻ hẵng cứ chơi đã.

Đó chính là lí do vì sao  hơn 80% tân sinh viên ra trường đều thất nghiệp. Hơn trong nửa số đó đều đang làm trái ngành hoặc chấp nhận làm một công việc lương thấp. Các bạn muốn khi ra trường có một cái cv thật đẹp, nhưng chỉ muốn ở nhà lướt facebook mà không muốn vận động tay chân. Trong khi đi làm thêm cho chúng ta được biết bao nhiêu kinh nghiệm, học được kĩ năng phần mềm, tạo được biết bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp. Chẳng có nhà tuyển dụng nào tuyển bạn vì bạn xem được nhiều bộ phim, đi chơi được nhiều nơi, hay bạn ngoan hiền không chơi bời cũng chả học hành. Mà cái họ cần chính là những thành quả, những trải nghiệm các bạn có được trong 4 năm ngồi trên ghế nhà trường.

Là người tuyển dụng anh T.Q cho biết:”Chúng tôi tìm người không ra, lắm vị trí phải điều nhân viên nước ngoài vào Việt Nam trả lương cao ngất ngưỡng vì không tìm ra người Việt Nam làm việc này. Nền giáo dục Đại Học chịu trách nhiệm rất nhỏ trong việc này vì đại học là tự học, học ở mọi nơi và phải tự tìm hiểu, nó cũng giông ra đời vậy, bạn sẽ không có người thầy nào nhưng mọi người lại là người thầy của bạn. Tự học điều hay từ mỗi người. Tôi thấy lạ là đại học cái tên đã nói lên tất cả nhưng các em bảo “học đại học rất rảnh, toàn chơi” trong khi cấp 2,3,1 thì các em gò học thêm sống học chêt. Các gia đình thì cứ nghĩ con mình vào trường top là xong, không có trương đại học nào tài giỏi như vậy cả. Rât nhiều sinh viên dân lập hóa ra lại có kỹ năng và kiến thức tốt hơn, đặc biệt là kiến thức căn bản. Đã đên lúc SV tự nhìn nhận lại mình, phải nhìn ra con đường mình sẽ đi ngay từ trước khi vào cổng trường và quên đi tư duy “học trường A ra lương cao”. Chúng tôi tuyển theo năng lực, không tuyển theo bằng cấp, hãy cho tôi xem sản phẩm của các bạn”.

Các bạn đừng cố lãng phí thời gian của mình nữa.Bên ngoài kia có biết bao việc làm theo ca, theo giờ thuận lợi cho bạn, vậy mà không chịu đi kiếm tiền đi. Khi các bạn cả ngày ngồi lướt facebook thì xã hội đã bỏ các bạn quá xa. Tụ tập ít thôi, shopping ít thôi, mạng xã hội ít thôi. Nếu tốt nghiệp đại học mà bạn vẫn nhờ vả xin việc hay lông bông nay đây mai đó thì nên tự hỏi cả thời đại học bạn đã để thời gian lãng phí thế nào.

Lỗ tấn đã từng nói: “Trên đường thành công không có vết chân của những kẻ lười biếng”.Có thể nói bệnh lười là một căn bệnh đáng sợ đối với con người, một khi đã dính vào rồi rất khó mà thoát ra được. Trong khi xã hội đang không ngừng chuyển động để được tốt hơn thì chính chúng ta lại đang dậm chân tại chỗ và trì trệ để níu kéo nó xuống. Hãy nghĩ làm sao để sống có ích cho đời, cống hiến cho xã hội để làm động lực thúc đẩy con người trở nên hoạt bát năng động hơn.

CÁC KINH NGHIỆM KHÁC

Sinh Viên Chi Tiêu từ A-Z Chỉ Với 2 Triệu /1 Tháng Hóa Ra Không Khó Như Tưởng Tượng

Sinh Viên Chi Tiêu từ A-Z Chỉ Với 2 Triệu /1 Tháng Hóa Ra Không Khó Như Tưởng Tượng

Với những sinh viên học xa nhà thì việc chi tiêu sao cho tiết ki[...]

TUỔI 25 TÔI ĐÃ TỪ BỎ DANH VỌNG ĐỂ CHẠY THEO ĐAM MÊ

TUỔI 25 TÔI ĐÃ TỪ BỎ DANH VỌNG ĐỂ CHẠY THEO ĐAM MÊ

Hãy Theo Đuổi Đam Mê – Thành Công Sẽ Đuổi Theo Bạn̶[...]

Có một cơn ác mộng khủng khiếp của tuổi trẻ mang tên THẤT NGHIỆP

Có một cơn ác mộng khủng khiếp của tuổi trẻ mang tên THẤT NGHIỆP

Tình trạng ” thừa thầy – thiếu thợ” vẫn hiện h[...]

Các kĩ năng cần có cho một cuộc phỏng vấn hoàn hảo

Các kĩ năng cần có cho một cuộc phỏng vấn hoàn hảo

Nhà tuyển dụng cần gì ở một ứng viên? Đó là nỗi lo chung c[...]

Nỗi ám ảnh của người xin việc trước chiêu trò của các công ty lừa đảo

Nỗi ám ảnh của người xin việc trước chiêu trò của các công ty lừa đảo

Ngày nay,cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công [...]

Sự thật về bán hàng đa cấp núp bóng lừa đảo

Sự thật về bán hàng đa cấp núp bóng lừa đảo

“Bạn nên nhớ rằng không có công việc nào kiếm tiền dễ [...]