Suy nghĩ sai lầm về việc làm thêm khiến sinh viên mất cơ hội phát triển
Việc làm thêm chính là một minh chứng cho sự tự lập của các em từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng bên cạnh đó các em lại có nhiều suy nghĩ sai lầm về việc làm thêm này.
Chào các bạn, tôi là Thủy Admin của trang Hội Tìm Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên Tại Hà Nội và trang web: thichlamthem.com. Sau mấy năm kể từ thành thành lập trang web này, tôi đã mang đến được nhiều công ăn việc làm cho các bạn sinh viên và một phần lao động phổ thông ở trong nước. Cho đến chiều hôm nay qua một lần tâm sự với bạn sinh viên vừa tốt nghiệp lúc đến công ty chúng tôi đăng kí đi làm thêm, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề làm thêm và những suy nghĩ của các bạn sinh viên.
Tôi: Em sinh năm mấy vậy em
Sinh viên:Em 95 anh ạ, em vừa mới tốt nghiệp đại học xong.
Tôi: Vậy tại sao em không tìm một công việc đúng với khả năng và chuyên ngành em học mà lại chọn công việc phục vụ nhà hàng
Sinh viên: Vì còn là sinh viên, em chưa từng đi làm thêm nên không có chút kinh nghiệm hay kĩ năng nào. Mà nhà tuyển dụng lại cần những thứ đó hơn là cấy bằng suốt 4 năm em cố gắng kiếm được.
Tôi: Tại sao em không tranh thủ đi làm thêm trong suốt 4 năm học.
Sinh viên: Em không biết làm thêm việc gì cả anh à. em chỉ biết học suốt 22 năm qua
Không phải chỉ riêng bạn này làm sinh viên ra trường duy nhất đến công ty chúng tôi đăng kí đi làm thêm. Mà hầu hết các bạn đều trả lời câu hỏi của tôi như:
-Em chỉ muốn tập trung việc học thật tốt, sau này cầm cái bằng giỏi đi xin việc.
-Em muốn đi làm nhưng bố mẹ không cho vì bảo là quá vất vả trong khi gia đình em thuộc diện khá giả.
-Lương thấp quá anh ạ, chạy phục vụ cả tiếng đồng hồ chỉ có 10k/h. Em không làm đâu.
– Em không muốn làm trái ngành đâu anh ơi, em học kế toán chứ có phải phục vụ bưng bê đâu
……………
Có quá nhiều lí do để các em đưa ra. Do các em có cái nhìn sai lầm và lệch lạc về công việc làm thêm. Tôi chỉ muốn nói làm thêm cũng có trăm nghìn việc. Lý tưởng nhất là các em xác định rõ định hướng tương lai rồi chọn một công việc phù hợp. Phù hợp ở đây không phải là kiến thức chuyên môn, mà là những kỹ năng, kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội tương ứng. Làm thêm là tổng hoà của rất nhiều các môn học đấy các em ạ.
Có một bạn nữ đã đăng stt trên facebook của mình sau một ngày đi xin việc chả được như sau: “Cuộc sống đại học là gì. Là vùi đầu vào học đến khi ra trường cầm cái tấm bằng đẹp trong tay đi xin việc thì người ta bảo mọt sách, không có kinh nghiệm không nhận, mà lo đi làm không lo học cầm bằng xấu thì cũng không đến lượt mình vì cuộc sống vốn dĩ ko công bằng”. Điều bạn ấy nói là không sai nhưng khi còn là một sinh viên, chúng ta hãy cân bằng được việc học và việc làm thêm. Sau đây tôi sẽ phân tích cho em những cái sai lầm khi các em là sinh viên và nghĩ về công việc làm thêm.
1. Sinh viên năm nhất chưa nên đi làm thêm, để sang năm đã.
Trên mạng xã hội có quá nhiều lời khuyên dành cho một bạn sinh viên năm nhất. Họ đã chỉ ra được những lí do để sinh viên không nên đi làm thêm khi vừa mới bước chập chững vào đời. Các bạn chỉ nên dồn toàn tâm toàn ý vào việc học thôi. Ngoài xã hội kia đầy lừa lọc và cám dỗ, có thể các bạn chính là những con mồi tốt nhất. Nhưng các bạn cứ ở lì trong phòng, cặm cụi với mớ sách vở thì cho dù là năm nhất , năm hai thậm chí là năm cuối vẫn sẽ trượt chân ngã thôi. Va vấp càng sớm càng tốt đó là điều mà cuộc sống đã dạy tôi
Tôi đã được thấy những em sinh năm 99, dù chưa biết có vào được đại học không vẫn đăng kí một việc làm thêm nào đó. Nếu đỗ thì cả học cả làm, nếu trật thì có thể làm thêm để kiếm tiền ôn thi lại. Có thể bạn cho rằng đó là sự lựa chọn quá liều lĩnh khi dấn thân quá sớm vào đời. Nhưng ai biết được, bạn ấy tự lập sớm, vấp ngã sớm để đứng dậy sớm. Có khi nào bạn nhìn bạn bè của mình, đứa thì bận rộn với công việc này, đứa làm việc kia trong khi mình chỉ đang đứng một chỗ và hưởng thụ những gì bố mẹ cho. Để rồi chợt nhận ra rằng ra trường bọn bạn có việc làm tháng 7,8 triệu khi mình vẫn bơ vơ không biết nên làm gì.
Vào năm nhất đại học các em đừng mang theo tư tưởng xả trét để rồi sẽ bàng hoàng nhận ra những thứ mình nghĩ trước đây đều là hư ảo. Nhưng công việc làm thêm chính là môi trường tốt nhất để các em có nhận thấy cái xã hội này nó khác nghiệt như thế nào.
Có ai biết được rằng đại học chính là nơi các em đánh mất chính mình nhiều nhất. Khi đang còn trẻ mình đừng ngại học, ngại hỏi, ngại đi, ngại làm việc. Các em đừng mãi ngồi và suy nghĩ về những vấn đề này vấn đề kia, mở mộng về cái này cái nọ. Mà hãy xách mông lên và đi, dù là sinh viên năm nhất, năm hai thậm chí là năm cuối. Ra ngoài đời để được một lần biết chảy mồ hôi mà quý trọng đồng tiền. Được chửi mắng để nhận ra cái sai rồi hoàn thiện bản thân. Được vấp ngã để biết tự mình đứng dậy. Được lừa để lần sau mà tránh và rút kinh nghiệm. Nhưng cái đó 4 năm trên giảng đường nhà trường sẽ không dạy bạn.
Tôi muốn nói rằng: các em còn trẻ,còn khỏe, các em có rất nhiều thứ mà anh chị năm 2, năm 3 không còn giữ được như là ý chí, nhiệt huyết, nỗ lực, v.v.v…, các em đang nắm trong tay tương lai của mình, hi vọng của bố mẹ cho nên đừng bao giờ lãng phí thời gian của mình, tuổi trẻ của mình.
2. Đi làm thêm chỉ để kiếm tiền
“Mặc dù mức lương không cao, thậm chí có thể nói là chỉ đủ tiền xăng xe nhưng em vẫn muốn làm. Bởi đây là công việc có liên quan thực tế đến môn học mà em theo học ở trường. Tuy thời gian bắt đầu rất vất vả do phải học lại nhiều thứ nhưng em tin rằng sau một thời gian nữa, em sẽ học được nhiều kỹ năng có ích khi ra trường”. Đây chính là chia sẻ của một bạn sinh viên mà chúng tôi giới thiệu cho đi làm việc part – time từ khi còn là năm nhất.
Tiền nó thật sự rất quan trọng, nó chi phối tất cả cuộc sống của chúng ta. Có thể các em đi làm chỉ muốn kiếm được tiền mua cái quần, cái áo, thỏi son…hay những bạn nợ quá nhiều phải đi làm thêm vài ba tháng trả nợ rồi thôi. Có những gia đình điều kiện quá khó khăn để nuôi con đi học, bạn ấy đã phải vật vộn với cuộc sống từ rất sớm chỉ mong kiếm được tiền để trang trải cuộc sống sinh viên.
Đi làm thêm yếu tố đầu tiên là tiền, nhưng bước vào làm thêm một công việc nào đó chúng ta mới vỡ lẽ ra, tiền chả bao giờ quan trọng bằng những bài học mà khi làm thêm ở đó ta đã học được.
Đầu tiên ta nói đến trải nghiệm thực tế. Các em sẽ biết được cuộc sống không phải là những trang vở thơm mùi giấy mà cuộc sống là mồ hôi, nước mắt, là cả những đắng cay, nhọc nhằn.
Việc làm thêm sẽ giúp cho bạn mở rộng mối quan hệ, tích lũy những kinh nghiệm để sau này ra trường nếu có va chậm mình sẽ không bỡ ngỡ nữa. Sẽ tốt hơn, hữu dụng hơn nếu khi làm thêm các em lựa chọn được một công việc gần gũi nhất với chuyên môn của mình để sau đó có thể tận dụng ngay mà không bị thời gian làm cho hao mòn, uổng phí. Ví dụ nghề của bạn là dạy học thì nên chọn công việc làm thêm là gia sư để làm quen trước.
Nói vậy chắc bạn bạn chỉ nghĩ là nói suông, ai cũng có thể nói được. Nhưng để chứng minh những gì tôi nói các em có thể bắt đầu kiếm cho mình một công việc làm thêm. Hãy đưa mình ra ngoài xã hội khi còn trẻ, chứ đừng nằm dài mà đợi các em nhé. Con người ta sẽ thường hối hận khi mình chưa làm được gì chứ chưa bao giờ hối hận về những việc mình đã cố gắng hết sức để làm.