Tuyển dụng nhân viên xin đừng nhìn vào bằng cấp
Nhà tuyển dụng không nên chỉ dựa vào bằng cấp mà đánh giá một nhân viên. Bằng đẹp chỉ tạo nên hồ sơ đẹp, chứ không đảm bảo ứng viên sẽ hoàn thành tốt công việc
Cuộc sống ngày càng hiện đại, đồng tiền dần dần chi phối mọi thứ. Ngay cả kiến thức cũng có thể dùng đồng tiền để mua được. Bằng cấp là một tờ giấy đem lại biết bao nhiêu niềm hạnh phúc cho bố mẹ, thầy cô ngày xưa; nhưng giờ đây, nó chỉ là một tờ giấy mà chúng ta có thể làm được không bằng những giọt mồ hôi rơi trên trang sách hay những giọt nước mắt trong vui sướng mà bằng những đồng tiền ma lực. Chỉ cần vài triệu, bạn có thể mua được một bằng đại học loại khá, thậm chí loại giỏi. Nhiều công ty vì đặt ra tiêu chuẩn quá cao khi tìm nhân viên khiến cho người xin việc gặp rất nhiều khó khăn gì đối mặt với các yêu cầu về bằng cấp quá cao.
Ông Nguyễn Lâm Viên -Chủ tịch tập đoàn Vinamit đã nói rằng: “sinh viên việt Nam nhiều khi quá ảo tưởng về bằng cấp, khi chúng tôi tuyển dụng nhân sự thấy rằng hầu như các bạn đều chỉ có bằng mà chả có tí kiến thức nào có thể áp dụng cả và rồi chúng tôi đều phải đào tạo lại”. Qua đây các nhà tuyển dụng cần phải biết rằng bằng cấp của ứng viên chưa phản ánh được hết khả năng của họ, muốn biết được ứng viên có là viên ngọc sáng không cần phải xem năng lực thực sự của họ qua thời gian.
Vậy nếu không nhìn vào bằng cấp thì các nhà tuyển dụng nên tìm kiếm cái gì ở ứng viên?
1. Những vấn đề mà họ đã từng giải quyết:
Để trở thành nhân viên ưu tú, người đó phải biết giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất. Khi phỏng vấn, hãy yêu cầu ứng viên tiềm năng nói về những khó khăn cụ thể mà họ từng vượt qua hay các vấn đề mà họ đã giải quyết. Nếu họ có thể rút ra bài học quí báu sau khi giải quyết chúng thành công, không giải quyết vấn đề theo cảm xúc mà rất linh hoạt và đặt lợi ích cho tập thể lên trên thì họ chính là những ứng viên sáng giá trong danh sách nhất. Nhà tuyển dụng có thể đào sâu thông tin để biết họ thuộc tốp người có tư duy như thế nào. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể thấy được cái cách mà họ đối diện với vấn đề thực tế trong cuộc sống và thấy được những thách thức nào là quan trọng đối với họ và việc tìm nhân viên trở nên hiệu quả hơn.
2. Khả năng suy nghĩ tích cực
Ai cũng có một vài lần thất bại trong công việc. Nhưng nếu nhân viên nào cứ khư khư nói xấu, trách mắng công ty cũ một cách thái quá. Thì sau này có thể công ty của bạn sẽ tương tự như vậy dù cho công ty của bạn tuyệt với như thế nào. Trái lại, nếu một người biết sếp dù tốt hay xấu, dù giỏi hay không, dù thành công hay thất bại, thì họ đều sẽ học được một điều gì đó trong suốt thời gian làm việc. Biết tôn trọng, biết ơn những kinh nghiệm học được từ công ty cũ dù cho đó là nhưng điều không hay. Thì người đó sau này sẽ đóng góp rất nhiều cho công ty của bạn.
3. Kinh nghiệm là trên hết
“Tôi thà chọn một người không có bằng cấp nhưng có hơn 3 năm kinh nghiệm đi làm thêm còn hơn một sinh viên với tấm bằng thạc sỹ hào nhoáng nhưng lại chưa có kinh nghiệm làm việc. Tại sao ư? Bởi vì họ biết họ thực sự đam mê điều gì, có mục tiêu rõ ràng khi làm việc và công ty có thể thu lợi nhuận từ việc thuê anh ta”. Những kinh nghiệm đó giúp cho bạn thấy rõ ở ứng viên sự phát triển các kĩ năng, thái độ cần thiết như trách nhiệm, khả năng làm việc độc lập và nỗ lực trong công việc. Những ứng viên với kinh nghiệm lâu năm trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể sở hữu một số lợi thế nhất định, nhưng những người từng làm việc ở nhiều vị trí thường linh hoạt hơn và có thể nhận định sự việc với đa góc nhìn. Tuy nhiên nếu không tìm được ứng viên dày dặn kinh nghiệm thì cũng tạo điều kiện cho các ứng viên chưa có kinh nghiệm được thể hiện bản thân qua cách ứng xử, và xử lý tình huống khi bạn phỏng vấn.
4. Đam mê giúp bạn thành công
Các nhà tuyển dụng hãy chọn cho mình những ứng viên có niềm đam mê lớn lao trong công việc. Niềm đam mê chính là động lực để tạo nên những thành công, là nguồn dưỡng để bạn phát triển và đơm hoa kết trái. Kinh nghiệm làm việc cũng chính là cách thể hiện đam mê của các ứng viên. Người nào có đam mê sẽ dồn toàn tâm, toàn ý, thời gian, công sức, không ngừng nghỉ để theo đuổi công việc đó.
5.Tiểu sử của các ứng viên
Tiểu sử ở đây không phải nói đến vấn đề giai cấp, hay màu da. Mà nói về quá trình họ trưởng thành khác nhau, đến từ nhiều nơi khác nhau với những kinh nghiệm làm việc rất khác nhau. Nhà tuyển dụng nên duy trì sự đa dạng để giúp công ty có những góc nhìn khác nhau và tránh tư duy tập thể. Mội đội ngũ tập hợp được những người như thế sẽ mang lại các giải pháp sáng tạo và bất ngờ.
6. Ý kiến của nhân viên công ty
Hãy lắng nghe lời khuyên của các nhân viên trong công ty. Vì chính họ là những con người tiếp xúc, hiểu rõ các công việc hằng ngày trong công ty nhất và biết dược ai chính là ứng viên phù hợp mà công ty đang cần.
Ở Việt Nam, người tìm việc càng có chứng tỏ mình qua bằng cấp thì người tuyển dụng càng phải nỗ lực đưa ra các tiêu chí, cập nhật, đánh giá để có thông tin nhiều nhất về người tìm việc. Để chọn được những con người có năng lực nhất vào tổ chức và tạo điều kiện để người tài được phát triển.