Muốn làm việc thành công bạn cần có thái độ ứng xử chuyên nghiệp
Dù bạn là một nhân viên công chức nhà nước hay chỉ là một sinh viên làm thêm. Thì sự chuyên nghiệp của bạn trong công việc nó được thể hiện ở thái độ.
Trong chúng ta ai cũng đều có một công việc cho mình, trước mắt là kiếm sống sau là làm giàu. Có người thành công, cũng có người ắt sẽ thất bại. Có người cảm thấy thõa mãn, có người bất mãn. Có nguời chỉ xem đó là công việc làm thêm tạm thời, có người lại gắn bó được lâu dài với nó. Ai cũng muốn mình làm được thành công trọn vẹn nhưng chưa một ai nghĩ đến việc mình sẽ làm ra sao? thái độ làm việc như thế nào?
I. CHUYÊN NGHIỆP KHI ĐI PHỎNG VẤN
Có quá nhiều cử nhân thất nghiệp trong khi nhà tuyển dụng cũng chưa bao giờ hết. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không được nhận, nhưng có lẽ sâu xa một phần nào đó là do yếu về kiến thức thực hành. Điều kiện của bạn không đáp ứng được nhu cầu của việc làm.
Đi xin việc chính mình đang bán sức lao động, bán khả năng làm việc của mình cho công ty. Bạn hay chứng tỏ mình là một người làm được việc, có thể cống hiến những kiến thức mình học trên nhà trừơng bằng cách áp dụng vào thực tế. Nếu còn là sinh viên bạn đã từng đi xin việc làm thêm ở đâu, nói cho họ biết những kinh nghiệm, thành tựu mà mình đã đạt được qua những công việc đó.
Bạn hãy cố gắng chứng tỏ mình sẽ trở thành một nhân viên tốt và cần thiết cho công ty. Đừng đề cao cái tôi quá lớn mà không trả lời vào trọng tâm của câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra.
II. CHUYÊN NGHIỆP TRONG LÀM VIỆC
1. Làm việc có tâm
Người ta thường nói cái tâm là gốc của thành công. Cuộc sống vốn có cái luật của nó mà chúng ta không thể đi ngược lại được. Trong khi thực tế đã chứng minh ông trời không cho không bất kì ai một cái gì cả. Ta được cái này thì sẽ mất cái khác đúng với những gì tâm huyết chúng ta đã bỏ ra.
Một cậu sinh viên Bách Khoa mới xin một công việc làm thêm là lập trình viên trong một công ty tin học. Bắt đầu với mức lương “phó bình dân”, chẳng hề gì, cậu cần mẫn học hỏi đàn anh để hoàn thành bằng được trách nhiệm của mình. Chẳng bao lâu sau cậu thành thạo mọi việc, dự án cậu quản lý chẳng ai phải phàn nàn. Ra trường cậu được công ty nhận lại và trả với mức lương khá cao. Sau 8 năm, bây giờ cậu là một trong những trụ cột “cứng” rồi, không những lương thưởng cao công ty còn chia cổ phần để gắn bó với cậu lâu dài.
Chúng ta thường nghe đến những công ty lớn, đãi ngộ nhân viên rất tốt, có nhiều ưu đãi và quyền lợi. Đó thật sự là một môi trường làm việc mà chúng ta ai cũng mong muốn. Nhưng chúng ta chưa bao giờ biết đến rằng nhân viên của họ rất tuyệt vời.Họ thực sự là những “Professional”. Để có thể làm việc ở những nơi tuyệt với như vậy ngoài việc phải có kiến thức chuyên sâu thật tốt, họ còn phải là những người có tính cách, văn hóa phù hợp với từng công ty như vậy.
Nếu bạn là một con mạt mạng chắc hẳn bạn sẽ không thể không biết đến cô gái Brianna Siegel, 21 tuổi, ở bang New Jersey, bờ đông nước Mỹ được một cặp khách hàng hào phóng bo khoản tiền gấp 60 lần hóa đơn thanh toán bữa ăn vào hôm 22/8. Không phải tự dưng nguời ta cho không cô gái ấy số tiền lớn đến vậy. Mà đó là phần thưởng của thái độ làm việc chăm chỉ và nhiệt tình của Siegel. Ông Brent Ruhkamp , chủ nhà hàng , lại không ngạc nhiên và cho rằng Siegel hoàn toàn xứng đáng được tưởng thưởng. “Cô ấy luôn đến sớm và sẵn sàng giúp đỡ mọi người, cô ấy là nhân viên giỏi của chúng tôi”.
Dù ở môi trường nào, làm thêm công việc nào thì bạn hãy bỏ ra những tâm huyết, những kiến thức vốn có của mình để đạt được thành tựu lớn lao. Bạn có thể là một nhân viên văn phòng giỏi, hay chỉ là một anh nhân viên làm thuê, hoặc chỉ là một nhóc sinh viên mới chân ướt chân ráo đi làm thêm các công việc part – time, thời vụ. Chỉ cần có sự nhanh nhẹn, quyết tâm.. thì đều giúp bạn thành công được trong công việc của mình.
2. Thái độ giao tiếp, ứng xử
Bạn sẽ không bao giờ làm được việc gì nếu suốt ngày chỉ lầm lì biết đến mình, không giao tiếp quan hệ với đồng nghiệp, không tham gia các buổi tiệc tùng của công ty. Bạn đang tự đào thải mình ra khỏi công ty nếu như không hòa đồng với mọi người.
Có quá nhiều người đề cao quá cái tôi của bản thận và không bao giờ cùng ý kiến với các đồng nghiệp khi làm việc nhóm. Xảy ra mâu thuẫn, gay gắt khó nhìn được mặt nhau. Dự án công ty thì không bao giờ được thống nhất để hòan thành.
Đừng bao giờ là một nhân viên đến muộn nhất và về sớm nhất. Nói về vấn đề này, sinh viên luôn là những người mắc phải nhiều nhất khi đi làm thêm. Chị A chia sẻ:“Ngày xưa lúc còn là một cô sinh viên đi làm thêm sales cho trung tâm tiếng anh. Tôi phải đi thật sớm, dọn dẹp văn phòng, pha trà, pha cà phê cho sếp và các anh chị đồng nghiệp. Công việc chỉ có ngồi gọi điện tư vấn cho khách hàng nhưng tôi vẫn phải chạy đi chạy lại phô tô giấy tờ này giấy tờ kia mà các anh chị nhờ. Đến giờ về nhưng các đồng nghiệp chưa về tôi vân phải nán lại, chờ công ty về hết mình mới về. Nói trắng ra như một chân sai vặt nhưng tôi làm việc đó như một niềm vui. Còn bây giờ các bạn đi làm chả xem ai ra gì. Công ty 8h vào làm thì 8 rưỡi mới bò đến với hàng trăm hàng ngàn lí do. Ngồi làm thì chỉ chực chờ đến giờ để cắp đít ra về”.
Nếu bạn là một nhân viên chuyên nghiệp thực thụ sẽ luôn xem cấp trên, các bạn đồng nghiệp là những vị khách, những đối tác để thể hiện được sự tôn trọng,tín nhiệm.
Với cấp trên hãy là một cấp dưới luôn làm được việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn biết làm hài lòng và có xu hướng làm việc tích cực, năng nổ, là một nhân viên có triển vọng đáng để sếp coi trọng. Nếu có lỗi hãy chịu trách nhiệm, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người này người kia. Điều đó sẽ tạo cho bạn một ấn tượng rất xấu trước mặt cấp trên.
Với đồng nghiệp đừng thể hiện mình là một người không an toàn. Đừng bao giờ chê bai, nói xấu sếp, hay người này người nọ trong công ty. Bạn sẽ làm cho nhân viên khác cảm thấy mình như một cái trung tâm của chợ, không thể hợp tác, làm nhóm với nhau được.
Hãy chứng minh được răng nhà tuyển dụng chọn bạn là sự lựa chọn sáng suốt nhất của họ.