Sinh Viên Đi Làm Thêm Với Nhiều Trải Nghiệm Thú Vị Về Ngành Nghề
Ở đời việc học chính quy tập trung được xem là phương tiện chứ không phải là cứu cánh vì rồi người ta sẽ phải có nghề nghiệp, có cần câu cơm và học là học cả đời, mọi lúc mọi nơi, hà cớ gì không đi làm thêm vừa có tiền vừa học được nhiều thứ.
Chúng ta đều trên 18 tuổi rồi nên chủ động trong cuộc sống hơn, chắc đa số anh chị ở đây cũng giống tôi gia đình không khá giả mấy thì việc bố mẹ lo mình ăn học đã rất vất vả rồi. Và với bản thân thì tôi thấy mình ít nói mà xử lí tình huống rất kém lại học cái ngành CNTT này nữa thì trông đợi vào các lớp kĩ năng sống không khả thi cho lắm nên tôi chọn làm thêm như một phương thức mài giũa các kĩ năng, các giác quan nhạy bén hơn vì lập trình đâu phải về đối tượng là những thứ xa vời mà nó gần ngay trong cuộc sống thôi. Còn về bằng cấp thì đâu phải mặc định là bằng giỏi là được việc ngon luôn đâu, mà còn do bản lĩnh và sở thích từng người như muốn làm công ăn lương hay là tự khởi nghiệp nữa.
Đi làm thêm giúp tôi học được rất nhiều kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,… đặc biệt là bạn va chạm ngoài đời nhiều thì chắc chắn bạn sẽ trưởng thành hơn, tích luỹ nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế mà ở môi trường ĐH bạn không thể nào có được. Ngoài ra còn tạo dựng được một số mối quan hệ mà sau này ra trường sẽ cần đến. Đi làm từ lúc còn học cũng luyện cho bạn khả năng quản lý thời gian, khả năng này cần quá trình rèn luyện chứ ko phải tự nhiên mà có, không phải cứ ra trường với tấm bằng giỏi là tự nhiên có đâu
Những kinh nghiệm thú vị sau khi tôi đi làm thêm
Bồi bàn, phục vụ…khá là vất vả đối với những bạn sinh viên mới đi làm thêm, nhưng tôi lại nghĩ tới vấn đề khá là vui: Thuật toán. Đề bài là tìm giải thuật thích hợp khi di chuyển, để số bước chân là ít nhất, quãng đường di chuyển là nhanh nhất giữa các bàn. Tiêu chí thuận tiện là tiêu chí hàng đầu ( chạy nhiều mỏi chân cực kì các bạn ạ)
Rồi tới làm thu ngân trong siêu thị. Đề bài là tìm giải thuật sắp xếp các món hàng sao cho tổng thể tích hay không gian lưu trữ chúng ( cái bịch ni-lông đó là ít nhất, chứa được nhiều thứ nhất). Tiêu chí gọn gàng và nhanh được đặt lên hàng đầu.
Sau này chuyển qua làm nhân viên bán hàng trong K+. Vấn đề lại là thuật toán quản lí hàng hóa, kiếm soát hàng hóa cũng như lưu nhớ vị trí của chúng, phục vụ công tác chống tụi trộm đồ ( tháng nào cũng đền mà tức). Làm thế nào xây dựng cách kiểm hàng tối ưu với hàng đống hàng hóa cùng mã vạch tá lả?
Tết có xin đi làm thêm bảo vệ thời vụ. Lại có ý tưởng “vui vẻ” mới, Làm thế nào để bao quát toàn bộ nơi mình đang làm, ghi nhớ mọi ngóc ngách với chỉ một lần nhìn qua? Dựng lại toàn bộ dưới dạng ảnh 4 chiều trong não, cách phân tích mức độ an toàn của từng chỗ( chỗ nào nên để ý, chỗ nào dễ bị kẻ xấu đột nhập). Và hiện tại mình vẫn đang xây dựng cách nhớ đa chiều, bao gồm hình ảnh và MindMap. Ai nói đi làm ko tốt?
Nếu cách đây nửa năm, dẫn tôi vào nhà bạn, tôi sẽ chả nhớ gì. Nhưng là hiện tại, những nơi tôi đã nhìn qua, khi hỏi lại, lập tức toàn bộ hình ảnh ngôi nhà, ngóc ngách sẽ đc tái tạo hoàn chỉnh trong đầu tôi. Cái gì ở đâu tôi sẽ nói bạn nghe. Chính những quãng thời gian tiếp xúc với những công việc làm thêm đó đã rèn luyện cho tôi những kinh nghiệm và cách nhìn nhận cuộc sống như vậy đó.
Hiện mình làm bán thời gian tại FPT shop. Lại một ý tưởng nữa nảy ra. Lần này là kĩ năng phân tích, đề bài là sử dụng thuật toán chọn lọc, lọc ra từ Google và các trang review sản phẩm, tìm ra những nội dung hay nhất và cần thiết nhất cho khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm ưng ý. Yêu cầu không nói quá nhiều, không thừa thải, không quá chi tiết. Tiếp theo là kĩ năng bắt sống cảm xúc và đọc tâm lí người dùng qua cử chỉ, nét mặt và thái độ. Từ đó hiểu được khách hàng. Chưa hết. còn một kĩ năng nữa là kĩ năng đánh giá khả năng khách hàng, vì có rất nhiều khách hàng, mức độ am hiểu của họ về đồ công nghệ khách nhau, quan niệm khi mua đồ công nghệ cũng khác nhau. Sử dụng tư duy logic để phân tích thông qua câu trả lời khách hàng, đôi khi là phải sử dụng câu hỏi “ngu” để “bắt” khách hàng tự bộc lộ quan điểm của mình.
Đó là tất cả những gì tôi có thể chia sẽ, sau khi đọc xong cuốn đắt nhân tâm mà anh giới thiệu, một nửa số đó tôi đã học được khi tự mình trải qua những công việc làm thêm trong suốt quãng thời gian đi học của mình, từ những việc làm part – time, đến full – time. Tất cả đều mang lại cho tôi những kinh nghiệm tuyệt vời.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng chuyên ngành vào công việc bạn đang làm thêm, như tôi. Từ đó bạn học được nhiều thứ. Kĩ năng là thứ ko ai dạy được cho bạn, cưỡng ép học qua sách vở chưa chắc đã hiệu quả.
Qua thực tế cho chúng ta thấy được một số sự thật như sau:
Những năm từ 18-22 tuổi là những năm đẹp nhất đời người, nó tràn đầy sinh khí để dấn thân vào đời, sau đó thì gần như việc thò đầu ra với đời là bị chậm chân mất rồi.
Những ai chỉ biết học và học (có nhiều gia đình chỉ cho con học, cấm con làm mọi thứ) thì sau tốt nghiệp mất khả năng đi làm/ sợ đi làm đến mức lại đi học tiếp lên thạc sỹ, tiến sỹ nhưng cuối cùng vẫn thất nghiệp hoặc đi làm thêm gì đó lôm côm và cha mẹ nuôi cơm.
Một số SV cứ cắm đầu học, không thèm đi làm thêm/ tham gia công tác xã hội/ thiện nguyện gì hết, ra trường mới thấy đang giống như trèo lên cây bưởi hái hoa
Sinh viên không đi làm từ hồi còn đi học thì chỉ là thứ vớ vẩn, bỏ ngay cái quan điểm chỉ tập trung vào học, những thứ khác không cần. Đến lúc ra trường chỉ có 1 mớ kiến thức tạp nham ở trường thì bạn kiếm việc kiểu gì. Kiến thức không có thực tiễn chỉ là thứ bỏ đi.
Không có va chạm xã hội thì bạn sẽ cực kì “ngơ” trong việc đàm phán với sếp, quan hệ xã hội với bạn bè, đồng nghiệp. Một miếng bánh lớn mà bạn không cạnh tranh đc thì chỉ có đi ăn vụn bánh, tệ hơn là chỉ đi dọn vỏ thôi.
Bằng đại học chỉ là thứ bỏ đi, chẳng có tác dụng gì ngoài chưng cho đẹp. Nếu bạn vào công ty nào trọng hình thức thì cái bằng cũng có ít nhiều tác dụng, nhưng nó không phải là cái đầu tiên người ta xem xét, đánh giá năng lực.
Đi làm thêm là cách làm rất cần thiết đối với sinh viên.
Tại sao sinh viên mới ra trường cần bằng? Theo tôi chỉ có một lý do duy nhất, không có kinh nghiệm, không có năng lực. Vậy nên mới cần bằng để có cái mà nói. Bạn thử có 1,2 năm kinh nghiệm xem người ta có hỏi bạn tốt nghiệp trường nào không.
Vậy nên việc bạn sở hữu tấm bằng đẹp không nhiều ý nghĩa bằng thực lực bản thân cộng với kĩ năng mềm có được. Tôi hiểu là Việt Nam rất coi trọng bằng cấp, nhưng khi xin việc lại hay đá xoáy các kĩ năng mềm, cùng với khả năng chuyên môn của bạn. Đôi khi là câu hỏi về việc bạn đã từng đi làm, hay nếu được nhận thì bạn sẽ làm gì cho công ty, đôi khi là đề nghị bạn đánh giá bản thân ở mức nào nữa.